Hướng dẫn cách cúng nhập trạch đúng thủ tục

Thủ tục nhập trạch là một nghi thức lâu đời của người dân Việt Nam, nó được thực hiện như một cách tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên, thần linh. Bài viết sau đây Xây Dựng Gia Minh sẽ chia sẻ đến các bạn cách cúng nhập trạch đúng thủ tục nhé!

Thủ tục nhập trạch là gì?

Cách cúng nhập trạch đúng thủ tục
Cách cúng nhập trạch đúng thủ tục

Thủ tục nhập trạch hay còn được gọi là lễ về nhà mới, đây được coi là một nghi lễ vô cùng quan trọng theo quan niệm dân gian Việt Nam. Thủ tục này được thực hiện như là làm lễ khai báo với các vị quan cai quản khu vực đó về việc chủ nhà và gia đình sẽ chuyển đến ở nơi làm lễ. Cầu mong đến các vị quan, thần linh và thổ địa cai quản khu vực đó phù hộ cho gia chủ được an lành, sung túc, sống khỏe mạnh.

Xem thêm: Chuẩn bị gì khi nhập trạch cho nhà của mình

Thủ tục nhập trạch có ý nghĩa gì?

Cách cúng nhập trạch đúng thủ tục
Cách cúng nhập trạch đúng thủ tục

Báo cáo với thần linh, thổ địa

Theo như dân gian Việt Nam ta quan niệm, mỗi mảnh nào đó thì đất đều có các vị thần linh, thổ địa cai quản. Vậy nên khi dọn đến một ngôi nhà mới, gia chủ cần làm thủ tục trạch đầy đủ để thông báo cho các vị thần biết về sự hiện diện của mình đồng thời xin phép được an cư lập nghiệp tại nơi đây. Ngoài ra thủ tục cúng này còn thể hiện lòng thành kính và biết ơn đối với các vị thần linh, thổ địa đã gìn giữ cho mảnh đất được bình an.

Cầu mong bình an, may mắn cho gia đình

Thủ tục nhập trạch cũng mang một ý nghĩa đó là cầu mong cho gia đình được bình an, may mắn, sức khỏe và thành công trong cuộc sống mới. Thủ tục được thực hiện với mong muốn thu hút được những nguồn năng lượng tích cực vào ngôi nhà, xua đuổi tà khí và mang lại vượng khí cho gia chủ, giúp thành công và sức khỏe dồi dào.

Tạo sự gắn kết cho các thành viên trong gia đình

Cách cúng nhập trạch đúng thủ tục
Cách cúng nhập trạch đúng thủ tục

Khi thực hiện thủ tục nhập trạch cho gia đình các thành viên trong gia đình có thể cùng nhau dọn dẹp, trang trí nhà cửa và chuẩn bị cho một khởi đầu mới. Hoạt động chung này giúp kết nối giữa các thành viên trong gia đình lại với nhau, tạo nên bầu không khí ấm áp và yêu thương.

Giữ gìn truyền thống văn hóa

Thủ tục trạch cũng là một cách thể hiện sự tôn trọng nghi thức truyền thống lâu đời của người Việt Nam, thể hiện niềm tin tâm linh và lòng thành kính đối với các vị thần linh. Việc thực hiện thủ tục nhập trạch còn góp phần gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Ngoài ra, thủ tục nhập trạch được cho là có thể trừ tà, xua đuổi yêu ma và những điều không may mắn đến với sức khỏe, sự nghiệp của gia chủ.

Xem thêm: Cúng trạch nhà cần lưu ý những gì?

Cách cúng nhập trạch đúng thủ tục?

Cách cúng nhập trạch đúng thủ tục
Cách cúng nhập trạch đúng thủ tục

Chọn ngày giờ đẹp

Khi thực hiện thủ tục nhập trạch gia chủ nên chọn ngày giờ đẹp nhất để làm thủ tục nhập trạch, điều này cần phải dựa vào tuổi của gia chủ và hướng nhà. Nếu không biết làm thế nào gia chủ có thể tham khảo ý kiến của thầy phong thủy để chọn được ngày giờ phù hợp nhất.

Chuẩn bị lễ vậy

Không thể thiếu trong các thủ tục nhập trạch đó là chuẩn bị đồ cúng thật kỹ, những loại đồ cúng mà gia chủ cần chuẩn bị đó là: 1 mâm ngũ quả, 1 bộ đồ cúng thần tài thổ địa, 1 con gà luộc hoặc một miếng thịt quay, 1 đĩa xôi gấc, 1 chai rượu, 5 bông hoa tươi, 3 nén nhang, 1 hộp đèn cầy, 1 ít tiền lẻ và vàng mã. Lưu ý nên chuẩn bị đầy đủ các lễ vậy như trên để buổi lễ diễn ra tốt đẹp nhất.

Bày trí lễ vậy

Khâu bày trí lễ vật là khâu quan trọng nhất vì vậy cần thực hiện một cách hết sức cẩn thận tránh sai sót, sau đây là cách bày trí lễ vậy sao cho đúng: Mâm ngũ quả đặt là vị trí trang trọng nên đặt ở chính giữa bàn thờ. 

Bộ đồ cúng thần tài, thổ địa đặt ở hai bên bàn thờ. Gà luộc hoặc thịt quay đặt trên đĩa. Xôi gấc đặt trên đĩa. Rượu đặt trên ly. Hoa tươi cắm trong bình. Nhang, đèn cầy đặt trên chân nến. Tiền lẻ và vàng mã rải xung quanh mâm cúng. Thực hiện đúng để có thể thu hút tài lộc.

Thực hiện nghi lễ cúng

Khi thực hiện thủ tục nhập trạch gia chủ nên mặc trang phục chỉnh tề, thắp hương và khấn vái thần linh, thổ địa một cách thành khẩn. Nội dung lời khấn chỉ nên thể hiện lòng thành kính, biết ơn và mong muốn được phù hộ độ trì của tổ tiên thần linh dành cho gia đình. Sau khi khấn vái, gia chủ chờ cho nhang tàn là có thể hóa vàng mã.

xem thêm: Chọn tuổi xây nhà năm 2024: Bí quyết phong thuỷ Á Đông

Bài viết trên, Xây Dựng Gia Minh đã chia sẻ cho các bạn cách cúng nhập trạch đúng thủ tục nhất, nếu có bất cứ thắc mắc nào về các vấn đề như trên, các bạn có thể xem thêm về Xây Dựng Gia Minh Nhé!

Đánh giá